Bạn cần hỗ trợ?
Hotline
Powered by Tú Cao

Chức vụ tiếng Anh trên Card visit (Name card)

 Bạn cần đặt chức năng tiếng anh trên card visit nhưng chưa biết mỗi vị trí sẽ có chức danh ra sao? Hãy tham khảo bảng chức danh tiếng Anh được Sắc Kim chia sẻ dưới đây nhé.

đặt chức danh tiếng anh trên card visit

Chức danh trên name card bằng tiếng Anh

Nếu đặt chức danh sai, phải in lại số lượng lớn nếu bị phát hiện. Nếu doanh nghiệp lỡ phát cho khách rồi sẽ không tránh khỏi việc mất uy tín.

Các nội dung mà chúng tôi chia sẻ bao gồm

  • Tại sao nên sử dụng chức danh tiếng Anh trên Card Visit
  • Kinh nghiệm đặt chức danh tiếng Anh trên card visit cho đúng
  • Những lưu ý đặc biệt khi đặt chức danh tiếng Anh

Tại sao nên sử dụng chức danh tiếng Anh trên Card Visit

Hiện nay, công việc kinh doanh ngày càng phát triển giúp con người tiếp xúc nhiều hơn với khách hàng nhiều hơn. Tỷ lệ tiếp xúc với người ngước ngoài càng tăng. Vì vậy, khi đặt chức danh tiếng Anh trên danh thiếp, người đối diện sẽ biết bạn làm ở đâu, có vị trí nào trong doanh nghiệp đó.

Tiếng Anh từ lâu là ngôn ngữ sử dụng rộng rãi trên thế giới. Có nhiều nước áp dụng tiếng Anh là thứ ngôn ngữ thứ 2. Hiện nay, để tiện trong kinh doanh người ta thường in card visit 2 mặt, 1 mặt tiếng Việt còn 1 mặt tiếng Anh. In card visit thể hiện bạn là người tôn trọng vấn đề ngoại giao.

Card song ngữ là loại card 2 mặt thiết kế giống nhau với 2 ngôn ngữ khác nhau. Người dùng sẽ không mất thời gian lưu trữ 2 loại card riêng.

Kinh nghiệm đặt chức danh trên Card Visit theo chuẩn thế giới

Theo chuẩn tiếng Anh, mỗi vị trí trong công ty sẽ có cách gọi khác nhau. Có một số từ tuy đúng nghĩa tiếng Anh nhưng lại gây nhầm lẫn trong tiếng Việt. Vì vậy, hãy đặt theo chuẩn tiếng Anh dùng trên toàn thế giới là chuẩn nhất.

Một số câu hỏi thường gặp:

  • Trưởng phòng kinh doanh tiếng anh là gì ?
  • Giám đốc thiết kế tiếng anh là gì ?
  • Trưởng phòng đối ngoại tiếng anh là gì ?
  • Trợ lý tổng giám đốc tiếng anh là gì ?

Vậy trên thế giới quy định như thế nào. Hãy xem qua danh sách dưới đây:

Tên chức danh (Tiếng Anh)Tên chức danh (Tiếng Việt)
DirectorGiám đốc
Deputy/Vice DirectorPhó Giám đốc
Chief Executive Officer (CEO)Giám đốc điều hành
Chief Information Officer (CIO)Giám đốc thông tin
Chief Financial Officer (CFO)Giám đốc tài chính
Chief Operating Officer (COO)Trưởng phòng hoạt động
Board of DirectorsHội đồng quản trị
Share holderCổ đông
ExecutiveThành viên ban quản trị
FounderNgười sáng lập
President (Chairman)Chủ tịch
Vice president (VP)Phó chủ tịch
ManagerQuản lý
Department managerTrưởng phòng
Section managerTrưởng bộ phận
Personnel managerTrưởng phòng nhân sự
Finance managerTrưởng phòng tài chính
Accounting managerTrưởng phòng kế toán
Production managerTrưởng phòng sản xuất
Marketing managerTrưởng phòng marketing
SupervisorNgười giám sát
Team LeaderTrưởng Nhóm
AssistantTrợ lí giám đốc
SecretaryClerk /admin_clerkThư ký riêngThư ký chung
ReceptionistNhân viên lễ tân
EmployeeNhân viên (nói chung)
OfficerCán bộ, viên chức
ExpertChuyên viên
CollaboratorCộng tác viên
TraineeThực tập sinh

Một số lưu ý khi đặt tên chức danh

Ngoại trừ những từ trong bảng thì còn 1 số lưu ý nhỏ để name card trông chuyên nghiệp hơn. Tránh gây sự nhầm lẫn không đáng có.

Sử dụng các từ như: MR VÀ MS/MSS/MRS trước tên riêng

Khi dùng name card tiếng Việt thì không cần lưu ý những điều này. Hãy sử dụng từ phân biệt danh xưng đúng với tên riêng.

Mặt khác, chúng còn giúp người chưa gặp biết về giới tính và tình trạng hôn nhân của bạn hiện tại.

  • Mr: dành cho giới tính nam tuổi trung niên hoặc cao niên, chúng mang ý nghĩa về quý ông.
  • Ms: dành cho giới tính nữm từ này không phân biệt nữ đã có gia đình hay chưa.
  • Mss: dành cho nữ và chưa lập gia đình.
  • Mrs: dành cho nữ đã lập gia đình rồi.

Trong hầu hết trường hợp ta sẽ chỉ dùng Mr và Ms. Hai từ này vẫn còn nguyên giá trị dù lập gia đình hay chưa. Việc có lập gia đình không cần thiết phải đưa lên name card, trong một số trường hợp nhất định và yêu cầu thì nên làm thế. Không tiết lộ quá nhiều thông tin là việc nên làm.

Mẫu card visit bằng tiếng Anh

Nên dùng Mr và Ms trên name card tiếng Anh

Sử dụng tên chức danh cho vị trí nhân viên

Tên chức nhanh sử dụng cho nhân viên nên cẩn thận. Phải sử dụng chức danh nhân viên chính xác để khách hàng xem nhân viên đó có ảnh hưởng nhiều đến mình không. Nếu đang làm ở phòng ban nào cụ thể thì nên ghi rõ ra, không nên ghi chung chung trên danh thiếp.

Ví dụ: Nếu ông Nguyễn Văn A, làm nhân viên phòng marketing thì nên ghi Nguyen Van A/Marketing Officer hoặc ghi Nguyen Van A /Officer Marketing Departmemt để người xem hiểu rõ về vị trí đang làm.

Sử dụng tên tiếng Anh cho từng vị trí thư ký

Một số công ty sẽ có thư ký chung và thư ký riêng. Đối với thư ký tổng quản lý cho cho bộ phận thì nên dùng chức danh “clerk” hoặc “admin_clerk” trong danh thiếp. Đối với thư ký riêng cho cấp trên, hãy sử dụng chức danh: secretary  Director/ secretary Managing Director.

Đặt chức danh trưởng phòng tiếng Anh

Trưởng phòng theo tiếng Anh có nhiều kiểu gọi. Theo kinh nghiệm, ta sẽ đặt dựa vào phòng người đó quản lý. Theo đó, trưởng phòng sẽ chia ra 2 trường hợp sau:

Nếu người trưởng phòng về “dịch vụ”, “văn phòng”, “sở”, “ban nghành”,…tên trường phòng thường sử dụng là “Service/Office/Bureau chief”.

Nếu tên phòng là Department (phòng ban) thì chức danh trên card visit là “Departmen Manager”. Ở Việt Nam, từ được sử dụng nhiều nhất là Manager, từ này cũng được sử dụng nhiều ở nước ngoài.

Sử dụng chức danh tiếng Anh cho giám đốc và tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị

Với công ty có ít giám đốc hoặc có một giám đốc, sử dụng “Director”. Đối với doanh nghiệp có giám đốc kiêm luôn chủ tịch hội đồng quản trị, sử dụng “Chairman of the Board of Directors”.

Với chức danh chủ tịch công ty, sử dụng “President Executive Director”.

Với vị trí giám đốc thuê từ bên ngoài ta sẽ sử dụng “Manager”. Đối với chức danh tổng giám đốc nên đặt “Director General” nếu người đó đến từ hội đồng quản trị và “Manager General’ nếu thuê từ bên ngoài.

Chức vụ phó giám đốc có quyền điều hành tương đương khi tổng giám đốc vắng mặt, sử dụng “Vice Managing Director” hoặc “Deputy Managing Director” nếu phó giám đốc bị giới hạn về điều hành và tiền bạc so với tổng giám đốc hoặc có điều kiện giới hạn khác trong hợp đồng làm việc.

Nếu bạn là cấp dưới làm việc cho cấp trên hãy chú ý thật kỹ điều này. Vì chức danh có thể sử dụng để ký hợp đồng với đối tác.

Những lưu ý không nên làm khi làm mẫu card visit bằng tiếng Anh

Để có tấm card visit thật chuyên nghiệp, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau:

Nếu sử dụng song ngữ, không nên sử dụng 2 ngôn ngữ trên 1 mặt giấy. Hãy in trên mỗi mặt mỗi ngôn ngữ khác nhau.

Nên in 2 mặt để sử dụng thuận tiện mà không cần phải mang cả 2 loại.

Dù tiếng Việt hay tiếng Anh, hãy đặt tên theo đúng thứ tự của mình, không nên đảo thứ tự tên trên name card.

Không để những thông tin mang tính cá nhân cao. Những thông tin như địa chỉ, mail hay SĐT riêng cần cân nhắc kỹ.

Card visit song ngữ

Không đặt 2 ngôn ngữ trên cùng 1 mặt card visit

Lời kết

Qua bài viết này bạn đã biết cách đặt chức danh tiếng Anh trên card visit rồi phải không? Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp ích bạn thật nhiều trong việc in ấn name card đúng cách, ưng ý nhé. Hãy tiếp tục theo dõi sackim.com để nhận thêm những kinh nghiệm, kiến thức cực hay về lĩnh vực in ấn nhé.

Đăng nhận xét

© Nhà Đạt blog . All rights reserved. Developed by Jago Desain